Địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.
Địa chỉ IP do Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA) quản lý và tạo ra. IANA nói chung phân chia những "siêu khối" đến Cơ quan Internet khu vực, rồi từ đó lại phân chia thành những khối nhỏ hơn đến nhà cung cấp dịch vụ Internet và công ty.
Bạn thường nghe thấy "địa chỉ IP là gì" khi kết nối mạng có vấn đề, nó tương tự như địa chỉ nhà hay địa chỉ doanh nghiệp vậy. Các thiết bị phần cứng trong mạng muốn kết nối và giao tiếp với nhau được đều phải có địa chỉ IP.
Port thông dụng | |
---|---|
FTP | 21 |
SSH | 22 |
Telnet | 23 |
SMTP | 25 |
DNS | 53 |
HTTP | 80 |
POP3 | 110 |
IMAP | 143 |
Remote Desktop | 3389 |
PC Anywhere | 5631 |
Chính địa chỉ IP sẽ giúp các thiết bị trên mạng internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau. Nó cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, tương tự như địa chỉ nhà hay doanh nghiệp trong thực tế đều có vị trí cụ thể.
Nếu như bạn có một lá thư tay muốn gửi cho người yêu ở nước ngoài, bạn sẽ cần phải biết chính xác địa chỉ của người đó. Lá thư bạn gửi sẽ không đến tay người yêu bạn nếu như chỉ điền tên người nhận. Thay vào đó, nhất định bạn phải điền đầy đủ địa chỉ cụ thể và tất nhiên địa chỉ đó phải tra cứu, truy xuất được thông qua số điện thoại.
Đó cũng là quy trình chung được sử dụng khi bạn gửi dữ liệu qua mạng internet. Tất nhiên cách thức thực hiện sẽ rất khác và hoàn toàn tự động, thay vì sử dụng số điện thoại thì máy tính của bạn sử dụng DNS server để tra cứu tên người gửi hay đích đến (hostname) và tìm địa chỉ IP đó.
Ví dụ bạn muốn tìm “cách kiểm tra IP” trên Google, yêu cầu của bạn sẽ được chuyển đến DNS server để tìm kiếm những trang web có chứa kết quả và địa chỉ IP tương ứng. Nếu không có IP máy tính của bạn sẽ không thể biết bạn đang tìm kiếm gì.
Mỗi địa chỉ IP sẽ đi kèm với thành phần gọi là Subnet Mask. Bởi lẽ, giao thức TCP/IP quy định rằng hai địa chỉ IP nếu muốn làm việc trực tiếp cần nằm chung trong một mạng – có chung Network ID. Subnet Mask là một tập hợp gồm 32 bit và được phân chia thành 2 vùng. Phía bên trái là các bit 1 và bên phải là bit 0. Network là vùng có IP ở vị trí tương ứng với bit 1 của Subnet Mask và vùng bit 0 của Subnet Mask là Host ID. Nói chung, Subnet Mask quy định lớp mạng cho một địa chỉ IP. Hai thiết bị mạng chỉ có thể giao tiếp với nhau khi có cùng cấu hình Subnet Mask.
Tùy vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP được phân làm: Địa chỉ IP công cộng – IP Public, IP Private – địa chỉ IP riêng, địa chỉ IP tĩnh – Static IP và Dynamic IP – địa chỉ IP động. Chúng có thể được phân là IPv4 hoặc IPv6, cả IP Public và IP Private đều tồn tại dưới dạng IP động hay IP tĩnh.
IP public là địa chỉ IP công cộng được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định. Đây là địa chỉ mà mạng gia đình hay doanh nghiệp sử dụng để liên lạc với các thiết bị kết nối internet khác, cho phép các thiết bị trong mạng truy cập web hay liên lạc trực tiếp với máy tính của người dùng khác.
IP Private hay còn gọi là IP riêng sử dụng trong nội bộ mạng LAN, giống như mạng gia đình hay mạng quán nét. Khác với IP công cộng, IP Private không thể kết nối với mạng internet, chỉ các thiết bị trong mạng mới có thể giao tiếp với nhau thông qua bộ định tuyến còn gọi là router. Địa chỉ IP riêng được bộ định tuyến gán tự động hoặc bạn có thể thiết lập theo cách thủ công.
IP Static hay còn gọi là IP tĩnh, đây là cách đặt IP cho từng thiết bị hoàn toàn thủ công và không bị thay đổi theo thời gian. Thông thường IP tĩnh được cấp cho một máy chủ với một mục đích riêng (máy chủ web, mail…) để nhiều người có thể truy cập mà không làm gián đoạn các quá trình đó.
IP Dynamic là IP động, có nghĩa rằng địa chỉ IP của máy tính có thể thay đổi, hôm nay là A thì ngày mai lại là B. Điều này xảy ra hoàn toàn tự động và được quản lý bởi máy chủ được gọi là DHCP Server. Hành động cấp IP động của các ISP nhằm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay. Khi một máy tính không được kết nối vào mạng Internet thì nhà cung cấp sẽ sử dụng IP đó để cấp cho một người sử dụng khác.
Có nhiều cách xem địa chỉ IP trên máy tính của bạn cũng như IP Public, tùy thuộc vào cách bạn làm và hệ điều hành máy tính sử dụng.
Có nhiều cách để tìm kiếm địa chỉ IP Public, nhưng đơn giản nhất khi máy tính hay thiết bị của mạng có kết nối internet. Bằng cách sử dụng một số website hỗ trợ để biết được địa chỉ IP là gì, chẳng hạn như webiste này www.IPLaGi.com, chọn mục "IP của tôi" và nhấp vào IP hiện ra - hệ thống sẽ tự sao chép (Copy) IP vào bộ nhớ tạm. Giờ bạn chỉ việc dán (paste) vào nơi lưu trữ của bạn là xong.
Trong hệ điều hành Windows, cách đơn giản nhất để xem địa chỉ IP tĩnh của thiết bị là sử dụng lệnh ipconfig thông qua Command Prompt.
Đối với hệ điều hành Linux, bạn nhập lệnh hostname –I (I viết hoa), ifconfig hoặc ip addr show trong cửa sổ Terminal.